Công nghệ dịch thuật và nhận dạng giọng nói đã có cuộc cách mạng khá thành công. Với tốc độ phát triển ngày càng hoàn thiện về công nghệ và nỗ lực sáng tạo từ những nhà nghiên cứu thì chiếc cầu nối về ngôn ngữ gần như đã được vững chắc thêm phần nào.

Công nghệ dịch thuật đang phát triển như thế nào? Sản phẩm sau sẽ cho bạn cái nhìn và đánh giá toàn diện nhất. Không mang tính chất trình diễn hay phô trương những điều tưởng chừng như là chỉ có trong phim viễn tưởng hiện tại đã xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày đó là cặp tai nghe kiêm chức năng dịch thuật – thông dịch ngôn ngữ PILOT.

Giới thiệu sơ qua về tai nghe chuyển đổi ngôn ngữ.

Nếu như dịch tài liệu, dịch đoạn văn bản sang tiếng nước khác, chẳng hạn dịch tài liệu tiếng hàn sang tiếng Việt thì hẳn nhiên bạn có thể tra cứu thông qua từ điển ngôn ngữ. Thông dịch, dịch thuật tức thời bạn cũng có thể dùng ứng dụng dịch thuật từ điện thoại tuy nhiên giờ đây, không cần phải điện thoại trạng bị internet mà chỉ cần với 1 đôi tai nghe bạn cũng hiểu được người khác ngôn ngữ mình nói gì thì quả là tuyệt vời đúng không nào?

Dịch thuật xóa nhòa rào cản ngôn ngữ.

Thực chất công cụ dịch thuật Pilot là cặp tai nghe có khả năng thông dịch ngôn ngữ theo thời gian thực khi hai người sử dụng đang trò chuyện với nhau dưới sự hỗ trợ của phần mềm chuyển ngữ. Đây là tai nghe thông minh đầu tiên trên thế giới mang đến cơ hội cho hai người nói hai ngôn ngữ khác nhau có thể trò chuyện dễ dàng.

Một cặp tai nghe không chỉ với chức năng thường thấy, Pilot được sinh ra để xóa bỏ ngăn cách về rào cản về ngôn ngữ cũng tốt không kém gì phần mềm phiên dịch chuyên nghiệp. Cụ thể, nếu hai người đeo cặp tai nghe này khi giao tiếp thì họ sẽ nghe được những lời nói của nhau sau khi những lời nói đó đã được dịch sang ngôn ngữ của riêng từng người. Như vậy, Pilot sẽ là mẫu tai nghe đầu tiên có khả năng tự phiên dịch.

Tai nghe giúp phiên dịch và chuyển đổi ngôn ngữ sang tiếng mục tiêu người dùng có thể hiểu được

Tai nghe Pilot được Andrew Ochoa  – Đại diện công ty sản xuất Waverly Labs cho biết: “Tai nghe này sử dụng công nghệ dịch thuật cho phép hai người nói hai ngôn ngữ khác nhau, nhưng vẫn hiểu nhau. Tai nghe này đặc biệt tiết kiệm chi phí cho người dùng khi sử dụng tại nước ngoài vì nó sử dụng được trong chế độ offline, không cần kết nối internet.

 

Tuy tiếng Việt của chúng ta không được hỗ trợ tốt như một số ngôn ngữ khác trên thế giới tuy nhiên theo mô tả trong video thì tính năng thông dịch của cặp tai nghe này hoạt động khá tốt, cho kết quả phản hồi rất nhanh trong thời gian thực, xem Video bên dưới để hiểu rõ hơn cơ chế dịch thuật và chuyển ngữ của cặp tai nghe này. Các nhà phát triển cho biết họ đã làm được, nhờ sự kết hợp toàn diện giữa phần cứng và phần mềm, sau 2 năm dày công nghiên cứu.

Điểm hạn chế nào dành cho tai nghe phiên dịch PILOT này

Đi kèm với Pilot là một ứng dụng chạy trên nền tảng di động, tức là người dùng sẽ phải kết nối cặp tai nghe với smartphone để tiến hành thiết lập các tính năng và quan trọng nhất là lựa chọn ngôn ngữ đầu vào/đầu ra. Sau khi cài đặt xong, Pilot sẽ có thể hoạt động độc lập và offline hoàn toàn.

Tuy chưa biết được chất lượng của sản phẩm này ra sao nhưng nó là một sản phẩm rất đáng để chờ đợi. Sản phẩm sẽ được giới thiệu chính thức vào mùa hè năm nay, với một số ngôn ngữ khả dụng như: tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Ý. Sau đó sẽ hỗ trợ ngôn ngữ của một số quốc gia ở Đông Á, châu Phí, tiếng Hin-ddi, Do Thái, Ả Rập… Giá bán lẻ dự kiến sẽ rơi vào mức dưới 300USD, những ai quan tâm có thể theo dõi thông tin trên trang web của nhà phát triển – Waverlylabs.

Tai nghe phiên dịch với chức năng kết nối ngôn ngữ.

Đây có phải là thiết bị giúp dịch thuật thời gian thực đầu tiên trên thế giới?

Chắc chắn là không phải rồi, theo như DỊCH THUẬT PERSOTRANS đã đăng tải thì trước khi tai nghe dịch thuật PILOT được ra mắt thì đã có hàng tá những ứng dụng giúp con người khác ngôn ngữ giao tiếp và hiểu thông tin của nhau và điển hình có thể kể tới skype translator của Microsoft.

Ứng dụng dịch thuật Skype Translator của Microsoft cũng cho phép chuyển đổi ngôn ngữ tức thì trong các cuộc gọi thoại và video với 7 ngôn ngữ khác nhau như Anh, Pháp, Đức, Ý, Bồ Đào Nha, Trung Quốc. Ứng dụng sẽ ghi lại ý của người nói, sử dụng hệ thống nhận dạng giọng nói để chuyển đổi các tập tin văn bản, trước khi chuyển tiếp thông qua hộp thoại robot.

Nếu hệ thống hiện tại giúp phân tích giọng nói hay tiếng địa phương, thì trong 5 năm tới Skype sẽ cải tiến công nghệ và yêu cầu người dùng phản hồi thông tin trực tuyến để giúp họ làm điều đó. Ngoài ra, ứng dụng Google Translate cũng cho phép người dùng sử dụng camera dịch văn bản với 26 ngôn ngữ và tự động dịch bài phát biểu hai chiều trong 40 ngôn ngữ.