Đối với người Việt Nam chúng ta hay bất kì công dân của một nước trên thế giới, việc học tiếng bản địa đã có thể gây không ít khó dễ cho chúng ta. Hơn nữa, khi tiếng Anh đang ngày càng trở nên phổ cập hơn rất nhiều kể từ khi giao thương kinh tế, hoạt động ngoại giao, giao lưu văn hóa,..giữa các nước trên thế giới có nhu cầu cao thì nhu cầu giao tiếp, dịch tài liệu văn bản tiếng Anh càng lớn. Nhiều quốc gia đã lựa chọn đây là ngôn ngữ bắt buộc thứ hai trong chương trình giáo dục các cấp.
Học tiếng bản địa không dễ, học ngoại ngữ không chỉ học ngôn ngữ mà còn là quá trình tiếp thu văn hóa của nước đó. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những khó khăn lớn khi học tiếng Anh nói riêng và ngôn ngữ khác nói chung. Chúng ta thường có suy nghĩ rằng, người bản địa nói đã tốt rồi nên việc học thêm là không cần thiết. Tuy nhiên sau chia sẻ của David Macaray, chắc chắn chúng ta sẽ có một cái nhìn khác hoàn toàn về tiếng Anh với người bản địa đấy.
Từng học ba ngoại ngữ (Tây Ban Nha, Đức và Hindi) và đều đạt đến trình độ căn bản nhất của 3 thức ngôn ngữ này, tôi vẫn luôn cảm thấy kinh ngạc khi nhìn thấy ai đó có thể giỏi một ngôn ngữ phức tạp như tiếng Anh. Nó có thể trở thành một cơn ác mộng đối với người ngoại quốc khi là một thứ tiếng có quá nhiều trường hợp ngoại lệ, yếu tố trái nghĩa và đặc tính riêng.
Bất cứ ai học tiếng Anh đều biết rằng phần khó nhất là các động từ “bất quy tắc”. Bạn bắt buộc phải thuộc lòng chúng toàn bộ thay vì chia theo quy luật thông thường. Tiếng Anh không chỉ có hàng trăm động từ bất quy tắc, cụ thể là 360, mà còn có hàng trăm danh từ bất quy tắc.
Tôi cảm thấy ngạc nhiên khi người nước ngoài có thể nhớ hết những ngoại lệ này. Số nhiều của “cat” là “cats”, của “dog” là “dogs”, nhưng của “goose” là “geese” và của “mouse” là “mice”. Trong khi đó, số nhiều của “moose” vẫn là “moose” và của “deer” là “deer”.
Ngay cả với cách phát âm cũng có vô số sự bất quy tắc. Tương tự về cách viết, “bar”, “car” và “tar” đọc gần giống nhau nhưng “”war” lại khác hẳn. Tương tự, “cart” và “part” lại đọc khác hẳn “wart”. Ngược lại, có những từ viết khác nhau nhưng khi đọc lên lại rất vần. Ví dụ, không hiểu vì lý do nào đó mà “monk” lại có cách đọc giống “punk” và “chunk”.
Không chỉ khó với người nước ngoài, ngay tại nước Mỹ chúng tôi, nhiều người bản ngữ cũng không biết hết các quy luật. Lấy một ví dụ đơn giản, động từ “to lie” được dùng hàng ngày với nghĩa “nằm”, như trong câu “I’m going to lie down in bed”. Thế nhưng nhiều người Mỹ lại nhầm thành “I’m going to lay down” tức là liên quan tới việc xếp gạch.
Về các biến cách của từ, thì hiện tại là “lie/lies in bed”, thì quá khứ “lay in bed” và trong quá khứ hoàn thành lại là “have/has lain in bed”. Hãy thử dung thì quá khứ hoàn thành với người bản địa chúng tôi xem, bạn sẽ làm chúng tôi phát điên lên mất.
Trên thực tế, động từ bất quy tắc đã được chứng minh là khó ngay cả với người bản ngữ. Nhiều người chấp nhận bỏ qua mọi quy tắc và sử dụng chung một loại động từ chia ở thời quá khứ cho tất cả những động từ ở thì hoàn thành. Ví dụ thay vì nói: “In the past I have drunk as many as four Cokes at one sitting”, chúng tôi có thể sẽ dùng từ “drank” thay vì “drunk” theo ngữ pháp đã quy định.
Khi tôi ở Ấn Độ, khả năng tiếng Hindi của tôi chưa bao giờ khá hơn một đứa trẻ ba tuổi. Đó quả là nỗi xấu hổ khi người chủ nhà có thể nói trôi chảy ba thứ tiếng Hindi, Punjabi và tiếng Anh. Dù Ấn Độ từng thuộc quyền cai trị của người Anh và tiếng Anh chỉ là ngôn ngữ thứ hai, tôi vẫn kinh ngạc trước sự thành thục của người dân nước này. Làm sao họ có thể làm chủ một thứ tiếng phức tạp như thế bên cạnh Hindi và Punjabi?
Không chỉ nói giỏi, một số người Ấn Độ còn tỏ ra thông thạo văn hóa Mỹ. Họ biết rằng địa danh Rhode Island thực ra không liên quan gì đến một cái đảo nào cả, và rằng cũng không có chút “ham” (giăm bông) nào trong cái hamburger. Họ biết rằng “cord” vần với “sword” và “word” vần với “herd”. Họ biết tất cả những thứ đó.
Chúa ơi, lần duy nhất tôi thắng về khả năng tiếng Anh là khi tôi quả quyết rằng cách viết từ “turd” có một chữ “u” thay vì “e” như họ tưởng. Đó là một thành công nhỏ bé nhưng cũng đủ làm tôi cảm thấy thật hạnh phúc.
(Dịch từ http://www.huffingtonpost.com)
Như các bạn đã thấy, ngay cả một nhà văn như David Macaray nói riêng và người bản địa nói chung cũng gặp khá nhiều khó khăn và rắc rối với các quy tắc trong tiếng Anh. Vì vậy, đừng nản chí khi bạn chưa thể làm chủ được khả năng ngoại ngữ của mình. Thay vào đó, hãy không ngừng nỗ lực để có thể đạt được mục tiêu bản thân đặt ra ban đầu nhé!
Dịch thuật Persotrans chúc các Bạn thành công trên con đường chinh phục ngôn ngữ tiếng Anh