Theo tạp chí giáo dục hàng đầu của Anh, tờ Times Higher Education, vừa công bố bảng xếp hạng các trường đại học danh giá nhất thế giới năm 2017 – 2018, đại học Oxford (Anh) đang đứng đầu tại vị trí đầu bảng năm thứ 2 liên tiếp.

Lịch sử Oxford

Oxford là viện đại học đầu tiên thành lập ở Anh vào khoảng thế kỉ 13 với mục đích chính là đào tạo các tu sĩ và linh mục cho Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã. Nhiều dòng tu như dòng Đa Minh, Phanxicô, và dòng Carmel đều tập trung tại khu vực xung quanh khuôn viên trường, cung cấp chỗ ở cho các tu sinh đang theo học tại đây.

Công việc đào tạo tu sĩ cho Giáo hội vẫn được tiếp tục cho đến khi phong trào Kháng cách (hay Cải cách Kháng nghị nhằm cải cách Giáo hội Công giáo Roma) nổi lên vào thế kỷ 16, truyền thống giáo dục ở đại học Oxford mới đổi hướng sang cải cách hơn, tiến bộ hơn.

Khuôn viên viện đại học Oxford

Hiện nay viện đại học Oxford gồm 45 trường đại học thành viên. Có trường lớn như Trinity College, Christ Church, Merton College và có trường nhỏ thì gọi là Hall như St Edmund’s Hall… Tuy nhiên, Oxford vẫn là nơi đào tạo các tu sĩ nam nữ và linh mục. Các sinh viên tại đây thường được các giám mục Anh nhắc nhở rằng: học hành không chỉ giúp chúng ta thực hiện ước mơ, làm việc tại môi trường mong muốn mà còn thấy được ý nghĩa và giá trị quý giá của cuộc sống con người.

Các môn học nguyên thủy là bảy môn nhân văn. Phải mất bảy năm mới học xong bảy môn học này. Sau đó mất ba năm nữa học ba môn triết học: luân lý, trừu tượng, thiên nhiên học; và 2 môn ngôn ngữ: Hipri và Hy Lạp. Học xong ba năm này, học viên sẽ đạt được bằng cử nhân. Sau đó học giả có thể chọn ngành học chuyên môn. Có thể học Luật hay Y học, nhưng trổi hơn hết là học Thần học. Tổng cộng phải hết 13 năm mới học xong tất cả. Ðó là lối giáo dục thời Trung Cổ tại Oxford, cũng như tại Âu châu. Vì vậy, sinh viên ở thời Trung Cổ hầu hết vẫn là các tu sĩ và một số khác là thuộc con nhà vua chúa giàu có và uy quyền.

Cơ cấu tổ chức

Viện đại học Oxford là một liên hiệp của các ngôi trường đại học độc lập. Trong đó, Oxford bao gồm 39 trường đại học (college): All Souls, Ballilol, Brasenose, Christ Church, Exeter, Green Templeton, Lincoln, Queen’s, St Catherine’s, Wadham, v.v… và 7 trường tư (hall): Blackfriars, Campion, Regent’s Park, St Benet’s, St Stephen’s House và Wycliffe.

Các khoa chuyên ngành cũng nằm tập trung trong từng cơ sở và chúng không lệ thuộc vào vào nhau, các thành viên của một bộ môn làm việc ở các trường khác nhau. Các bộ môn tổ chức nghiên cứu, hỗ trợ giảng dạy, tổ chức các buổi thuyết trình, hội thảo và tổ chức biên soạn chương trình học và giáo án; từ đó, các trường thành viên sẽ dựa vào khung chương trình đã được soạn để tổ chức giảng dạy sinh viên. Tuy rằng một số trường có môn thế mạnh của mình, nhưng nhìn chung các trường có nhiều ngành học chuyên môn của riêng mình.

Cấp quản lí trung ương

Viện trưởng là người đứng đầu có nhiệm kì trọn đời, nhưng chỉ mang tính chất tượng trưng, không giải quyết các công việc của trường và được bầu ra bởi các thành viên Hội nghị (thành viên là các sinh viên đã tốt nghiệp). Phó viện trưởng mới thực sự là người lãnh đạo hoạt động của toàn bộ Viện đại học Oxford. Dưới đó là 5 phụ tá của phó viện trưởng giữ trọng trách quản lí các mảng: Giáo dục, Nghiên cứu, Quy hoạch và Tài nguyên, Phát triển và Ngoại vụ, Nhân sự và Cơ hội bình đẳng.

Công tác giảng dạy

Ở cấp cử nhân, chương trình giảng dạy tập trung vào các buổi học nhóm, mỗi nhóm từ 1 – 4 sinh viên thảo luận chung một đề tài hoặc giải quyết một vấn đề. Mỗi tuần, giảng viên sẽ tổ chức một hoặc hai buổi thảo luận nhóm. Ngoài ra là những buổi thuyết trình, các lớp học, và các hội nghị chuyên đề được tổ chức trên quy mô khoa. Mặc dù sinh viên cao học phải dành nhiều thì giờ hơn cho nghiên cứu của riêng mình, họ vẫn được yêu cầu tham dự các lớp học và các hội nghị chuyên đề để bồi dưỡng thêm các kiến thức cơ bản.

Một buổi học tại Oxford

Viện đại học tự tổ chức các kỳ thi và cấp văn bằng. Phải qua được hai đợt khảo thí là yêu cầu tiên quyết cho văn bằng đầu tiên. Đợt đầu, gọi là Honour Moderations, thường tổ chức vào cuối năm thứ nhất. Đợt khảo thí thứ hai, Final Honour School được tổ chức vào cuối chương trình cử nhân (cho các môn nhân văn và khoa học xã hội) hoặc vào cuối mỗi năm học sau năm thứ nhất (toán, vật lý và khoa học đời sống, cùng một số môn khoa học xã hội).

Dựa vào kết quả kỳ thi chung cuộc, thí sinh sẽ nhận văn bằng xếp hạng xuất sắc, giỏi, khá, và trung bình, hoặc chỉ đơn giản đã “đậu” kỳ thi. Hạng “khá” chiếm tỷ lệ cao nhất trong số thí sinh qua được kỳ thi. Tuy nhiên, sinh viên phải đạt được thứ hạng từ “trung bình” trở lên mới được tiếp tục theo chương trình cao học.

Một số gương mặt nổi tiếng

Là một ngôi trường đầy danh giá, Oxford đã đào tạo ra những nhân vật không chỉ giỏi mà còn có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới có thể kể đến như:

  • William Gladstone
  • Margaret Thatcher
  • David Cameroon
  • Vua Harald V của Nauy
  • 3 thủ tướng Úc: John Gorton, Malcolm Fraservà Bob Hawke
  • Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton
  • ….

Vừa rồi, Persotrans đã mang đến cái nhìn chung nhất về một trong số những đại học danh tiếng và lâu đời nhất trên thế giới. Nếu quý khách có nhu cầu dịch thuật bằng cấp, bảng điểm, thông tin học sinh, học bạ, v.v… phục vụ mục đích du học tại các quốc gia khác, Persotrans xin hân hạnh được hợp tác với quý khách.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đội ngũ dịch giả được chọn lọc kĩ lưỡng chắc chắn sẽ mang lại những bản dịch chính xác đến từng chi tiết. Để được tư vấn và hỗ trợ, quý khách hãy liên lạc với Persotrans qua:

công ty dịch thuật