(Dịch Thuật PERSOTRANS) – Tên tiếng Anh của các ngày trong tuần được đặt theo tên các vị thần và các nhân vật xuất hiện trong những câu chuyện thần thoại. Sự pha trộn giữa các nền văn hóa khác nhau đã có sự ảnh hưởng nhất định tới việc đặt tên các ngày trong tuần. Bây giờ chúng ta hãy lật về nguồn cội để xem chúng được hình thành như thế nào nhé.

Trật tự đầu tiên được lập ra vào khoảng thế kỉ thứ nhất và thế kỉ thứ ba sau Công nguyên, gồm: Sun, Moon, Ares, Hermes, Zeus, Aphrodite, and Cronos; được đặt theo tên các vị thần cai quản giờ đầu tiên của một ngày dựa trên chiêm tinh học Hy Lạp cổ. Từ đó, cách đặt tên này được lưu truyền qua thời kì Romans, từ tiếng Latinh qua các ngôn ngữ ở Châu Âu nói riêng và tạo ra sức ảnh hưởng tới các ngôn ngữ khác trên thế giới nói chung.

Nhưng tại sao người Romans lại đặt tên của các ngày theo tên thần mà họ đã sử dụng để đặt cho các hành tinh? Chính là bởi vì họ có thể nhìn thấy được mối liên kết giữa các vị thần và sự thay đổi của bầu  trời đêm. 5 hành tinh họ có thể quan sát được mỗi đêm bao gồm: Mercury (sao Thủy), Venus (sao Kim), Mars (sao Hỏa), Jupiter (sao Mộc), và Saturn (sao Thổ). Năm hành tinh này cùng Sun (mặt trời) và Moon (mặt trăng) là bảy thiên thể đã hình thành nên tên của bảy ngày trong tuần. Cụ thể:

Sunday: ngày đầu  tiên của một tuần được đặt theo mặt trời (Sun) – dies Solis (theo tiếng Latinh nghĩa là ngày của mặt trời).

Monday: bắt nguồn từ Moonday (ngày của mặt trăng) – dies Lunae theo tiếng Latinh.

Tuesday: được đặt theo tên của thần chiến tranh La Mã, Mars, theo tiếng Latinh sẽ là dies Martis. Tuy nhiên Tuesday lại bắt nguồn từ tên thần chiến tranh theo ngôn ngữ Germanic – Tiu và bản gốc của nó là Tiwsday.

Wednesday: tương tự, tiếng Germanic có nghĩa tương đương với Mercury trong tiếng La Mã là Woden; và thứ tư cổ là Woden’s day và sau này trở thành Wednesday trong tiếng Anh.

Thursday: Jupiter, hay Jove, là thần La Mã tối cao, là người bảo trợ cho nhà nước La Mã, và có khả năng tạo ra sấm sét (dies Jovis). Trong thần thoại Bắc Âu thì vị thần tạo ra sấm sét là Thor, và đây là ngày của Thor nên được đặt là Thor’s day; sau này cải tổ thành Thursdayt trong tiếng Anh.

Friday: Venus là vị thần đại diện tình yêu và sắc đẹp và trong tiếng Latinh, thứ sáu được biết đến với cái tên dies Veneris. Và người anh lấy tên của ngày thứ sáu từ Frigg – thần tình yêu và thiên đường của người Na Uy và sau đó chuyển nó thành Friday.

Saturday: cuối cùng là cái tên Saturday (với từ gốc trong tiếng Latinh là dies Saturni), không khó để nhận ra nó được bắt nguồn từ tên thần nông nghiệp của người La Mã là Saturn phải không các bạn?

 

Dịch thuật Persotrans chúc các Bạn đã hiểu được những điều lý thú của nguồn gốc các thứ trong tuần bằng tiếng Anh!